Skip to main content
Lửa Cháy Trong Đêm –
Giới thiệu

Cốt truyện

Trong căn phòng thờ vắng lặng của nhà họ Hứa, khói trầm hương quẩn quanh như lời nguyện xưa chưa tan hết. Hai chiếc bài vị đặt cạnh nhau trên bàn thờ tổ, tựa hai linh hồn chẳng thể rời nhau dù đã cách biệt trăm năm. Người trong nhà quen mắt với hình ảnh ấy đã lâu, ít ai thắc mắc, càng ít ai dừng lại để nhìn kỹ đường nét khắc trên từng mảnh gỗ trầm đen bóng—nơi ẩn giấu một câu chuyện không bao giờ được kể ra bằng lời.

Chỉ đến mùa thu năm ấy, khi ông lớn Hứa thượng thọ tám mươi, nhà lớn sáng trưng đèn lồng đỏ, tiếng trống múa lân dội vang dưới sân, ông mới gọi con cháu lại gần, ánh mắt nhìn về phía bàn thờ chập chờn khói hương. Ông ngồi lặng một lát, bàn tay gầy guộc đưa lên chậm rãi vuốt chòm râu bạc đã pha sương gió, giọng ông trầm như tiếng gió đêm thổi qua mái ngói xưa:

— Hai bài vị đó… một là của Hứa Quốc Thiên, chú cả của ta. Người còn lại… là người mà chú cả đã thương suốt một đời.

Tiếng cười nói phút chốc tắt hẳn. Một làn gió nhẹ lướt qua làm ngọn đèn dầu khẽ rung, hắt bóng hai chiếc bài vị chập chờn như hai dáng người kề nhau trong một cõi u minh. Cả gian nhà lặng đi, như thể câu chuyện ông vừa kể không thuộc về chốn dương gian này, mà là khúc chầu văn cũ ngân lên từ một tiền kiếp đã trôi xa.
……..

Ghi chú nho nhỏ hiểu biết to to:

“Chầu văn” là một loại hình nghệ thuật ca hát cổ truyền của Việt Nam. Đây là hình thức lễ nhạc gắn liền với nghi thức hầu đồng của tín ngưỡng Tứ phủ (Đạo Mẫu) và tín ngưỡng thờ Đức Thánh Trần (Đức Thánh Vương Trần Hưng Đạo), một tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Bằng cách sử dụng âm nhạc mang tính tâm linh với các lời văn trau chuốt nghiêm trang, chầu văn được coi là hình thức ca hát mang ý nghĩa chầu thánh.

Để lại một bình luận

* Chú ý: Những bình luận vi phạm tiêu chuẩn cộng đồng sẽ bị xóa kèm quà tặng.